MỘT NGÀY ĐẸP TRỜI
Ông khách nhấp xong ngụm trà, ngắm nhìn chủ nhà với đôi mắt của người từng trải và trên nét mặt thoáng hiện niềm vui:
- Ông Hậu ạ. Ông hãy nghe thử hai câu thơ này. " Mái tóc chòm đen, chòm lốm đốm. Hàm răng chiếc rụng, chiếc lung lay."(*) Ông có biết ai đã làm những câu thơ vẽ lại chân dung "cảnh già"này không? Mà xem ra, có lẽ gần đúng với hình tướng của ông lúc này nhỉ. Còn tôi, xem chừng còn tốt mã hơn chút xiú...
Ông Hậu vui nhìn ông bạn tri kỷ và cảm thấy trong giây phút này ông được hưởng giây phút thanh thản bên người bạn vui tính. Từ ngày hiểu tính nết của nhau, chuyện trêu, chọc lẫn nhau thường thoảng qua trong vài phút phiêu lãng.
-Kẻ may mắn từ giả cuộc chơi hôm nay không phải là tôi mà là ông đấy, ông Hậu ạ.- Khách nhìn chủ nhà, nói tiếp - May mắn bởi vì trong tháng này vừa đúng sinh nhật của ông và cũng đúng thời điểm ông được về hưu. Còn ngày tôi từ giả cuộc chơi... nghĩa là đến ngày hưởng lương hưu thì còn chở một năm nữa. Kẻ trước người sau, thể nào cũng đến ngày họp mặt vui vẻ trong nhà hàng quen thuộc của tụi mình. À, thứ bảy tuần sau chúng ta sẽ gặp nhau tại chốn thiên đường vài giờ... đúng không? Ông đặt bàn rồi hử? Chà, chẳng có ai là không vui mừng khi được mời dự tiệc. Hôm đó tôi sẽ đọc tặng ông một bài thơ mới.
Ông Hậu chợt nhớ tới điều ông muốn biết:
- Còn tác giả hai câu thơ ban nãy ông đọc là ai vậy?
- Bạn ơi! "Xin từ giả..." Trước khi đọc hết bài thơ bạn muốn biết và tên tác giả, tôi phải tìm nơi "tân trang" lại vóc dáng của mình đã. Tấm hình hài của mình là dân Á đông, nay đã hơn nửa đời chinh chiến và cũng từng "lang bạt kỳ hồ" vài thập niên rồi, mai này hiện diện để dự tiệc cũng phải cho tươm tất một chút. Đúng không? Còn lúc này, xem chừng 'bộ khung' của tôi đã hơi chút̃ lỏng lẻo. Vậy nhưng, những ngày tôi đến xưởng, thật tình tôi thấy sức khỏe khấm khá hơn, chẳng rõ có đích thực như thế không, hay tâm lý của ta ảnh hưởng bởi lời khuyên nên vận động thường xuyên cơ thể... Cũng may, việc tôi làm trong xưởng là luôn tay và lúc nơi này nơi kia, chứ ngồi vài giờ một chỗ, khi đứng lên đã nghe vài nốt nhạc trầm của 'bộ khung sáu bó'.
- Tôi nhớ một đôi lần từng nghe lời hát"Tuổi đẹp, tuổi mơ là khi ta vừa tới đến sáu mươi." Nếu trí nhớ của tôi đúng, thì danh ca giọng khàn khàn chính là...
- Cám ơn ông nhạc sĩ quí mến của chúng ta. Nhưng 'lời 2' này, tuy rằng tôi từng hát, vậy mà tôi chưa rõ của ai thêm vào. Kìa, mải lai rai vài chuyện, đã gần trưa rồi. Thôi, "xin từ giả".
- Lần nào ông bạn đến cũng ngồi chưa nóng chỗ đã về. Ấm trà vừa mới uống vài chén!
- "Xin từ giả...", bạn thân mến của tôi.
*
Những ngày còn đi làm, ông Hậu có một mong ước lớn nhất là đúng đến ngày về hưu, ông sẽ dậy sớm hơn ngày thường để vui đón và hưởng trọn niềm vui mới. Ước muốn thầm kín này ông chưa lần nào nói với vợ, và bà Hậu chẳng hay biết những dự tính "linh đình" sắp tới của ông. Ông Hậu thừa biết bản tính cần kiệm của vợ. Ông từng thấm thía nhiều câu nói của bà, chẳng hạn khi bà 'ca cẩm' : " Lúc có thì chẳng ăn de. Đến khi ăn dè, chẳng có mà ăn." Thì cũng phải thôi - ông Hậu thầm nghĩ - mấy chục năm qua, bếp núc nhà này nếu không có đôi tay và những lo liệu của vợ ông thi cảnh nhà đâu có được như ngày nay.
Nhớ lại cách đây hơn hai mươi năm, vợ chồng ông và ba đứa con lăn lưng vào đời để kiếm sống, để gầy dựng mái ấm gia đình. Qua những ngày từ sáng sớm tinh mơ chờ đón xe buss đến nơi làm, rồi những trưa hè nóng bỏng vợ chồng, con cái chia nhau từng mẩu bánh mì, từng lon nước lạnh - cho đến ngày, dành dụm mua được cơ ngơi hiện giờ - thực đúng một quãng đời "đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có."
Ông Hậu bước ra khoảng sân bên hiên nhà. Không khí ban mai êm dịu khiến ông Hậu cảm thấy bâng khuâng và ông chợt nhớ về "một ngày đẹp trời hẳn nhiên rồi sẽ đến" trong những ngày trước ông hằng mơ ước. Ngước nhìn bầu trời xanh bao la, trong lòng ông Hậu rộn lên niềm vui. Những tháng năm làm lụng vất vả đã qua và giờ đây là những ngày rảnh rỗi... "Có một ước muốn tốt lành, một hy vọng thầm kín trong tâm tư, đôi khi cũng là điều hay và tốt cho bản thân"- ông Hậu tự nghĩ.
Khóm cây bên hiên nhà sáng sớm nay ướt đẫm bởi đợt mưa lớn đêm qua. Đứng bên cửa sổ và nhìn cảnh vật ngoài trời ảm đạm, ông Hậu cảm thấy trong lòng buồn tênh. Hai ngày trước, bầu trời còn xanh và có thêm vài cụm mây trắng. Ông Hậu 'châm' bình trà mới và tiếp chuyện ông bạn quí cũng ở dưới mái hiên này. Vậy mà chiều tối và đêm qua, đất trời bỗng nhiên đổi khác. Mưa mỗi lúc một nhiều và gió ào ào thổi từng đợt liên tiếp. "Vào tháng này những năm trước, đúng trong tuần mừng sinh nhật mình đâu có những cơn gió táp mưa sa đến mức này." Ông Hậu thầm nghĩ và không thể ngủ được phút nào trong đêm mưa gió. Những dự định về ngày đầu nghỉ hưu của ông dường như đứng khựng lại trong đêm gió mưa tơi bời này chăng?
Quá nửa đêm mưa vẫn không dứt và từng đợt mưa ướt lạnh làm ngôi nhà hai tầng và chiếc hiên nhỏ ướt sũng. Niềm vui chờ đợi mừng sinh nhật từ hai ngày trước đến lúc này có vẻ ít nhiều nguội lạnh. Ông Hậu hướng mắt nhìn tờ lịch trên tường. Ngày mai, ngày ông từng mong ước dậy sớm để tận hưởng niềm vui đặc biệt của riêng mình - "một lễ mừng sinh nhật và một ngày đầu hưởng hưu, chứ có phải chuyện thường đâu, phải không?" - ông Hậu tự hỏi và khẽ thở dài. Khi màn đêm nhạt dần và ngoài trời hửng sáng, những đợt gió giảm dần và mưa không còn nặng hạt; ông Hậu tìm chiếc áo ấm mặc thêm và thiếp dần trong tiếng mưa rơi nhẹ bên hiên nhà.
- Úi chừ! Hôm nay yêu đời qúa, có hoa và có rượu ngon trên bàn kia. Mới đứng ngoài thềm cửa nhìn vô đã thoáng thấy một cõi đời đầy hương sắc.
- Thì hôm nay đúng ngày sinh nhật và ngày được lãnh hưu, cũng phải 'hoa lá cành' một chút chớ. Phải không? - ông Hậu cười và ánh mắt vui - Vào đây, vào đây... Đời vui gặp được bạn hiền. Cả đêm qua mưa to gió lớn, vậy mà gần sáng trời đất bỗng xanh tươi trở lại.
- Bình bông này của ai tặng vậy?
- À, sáng sớm nay Út Hường chạy xe qua nhà, đem theo hoa và vài món đồ để nấu nướng. Bà Hậu nhà tôi cũng theo Út Hường đến nhà Hai Lụa rồi. Hẳn là ông biết, chồng con Lụa chạy xe tải xuyên bang, cách một hai tháng mới về thăm nhà một lần. Thì cũng là kiếm sống nuôi vợ nuôi hai đứa con thôi. Con Lụa nay lại mang bầu, sắp đến ngày sinh. Đúng vào khi tôi bận việc.
- Chúc mừng ông sắp có thêm cháu ngoại.
- Cảm ơn lời chúc. Nhưng này, hôm nay ở lại đây chung vui nhé.
- Sếp nơi tôi làm kể ra cũng là kẻ biết người biết ta, đôi khi xin nghỉ có lý do chẳng khó. Tuy nhiên, vài tháng nay tôi rất ít khi nghỉ làm. Thế mà bỗng dưng mấy bữa nay ăn uống thấy không hợp khẩu vị. Sáng nay 'bốc' phôn lên gọi đến sếp. Ông có biết việc gì xảy ra tiếp theo không? Ồ, biết ngay mà. Khác chi niềm vui cố nhân gặp được cố nhân! Thôi, khỏi ôm vai bắt tay làm chi nữa. Lẽ ra việc này phải cảm ơn bà xã của tôi và cám ơn vài chục lần món nấu có một không hai trong tuần qua mà tôi có dịp ăn thử.
- Sao vậy?
- Bà xã nhà tôi ưa món nào là cứ nấu hoài món đó. Khổ một nỗi là càng khen món nào ngon thì y rằng cả nhà hưởng trọn món đã nấu một tuần luôn! Mấy sắp nhỏ trong nhà bảo tôi, "Ba khỏe răng, ba rán sức ăn đỡ, ăn nhanh cho kỳ hết món này giúp chúng con, để nhà ăn qua món khác. Mà tôi thì ông biết rồi, cho dù món nào ngon tôi cũng không khi nào ăn nhiều.
- Người ta thường nói "ăn lấy thơm, lấy tho. Hơn là ăn lấy no, lấy béo." Hiện nay nhiều người sợ quá nặng cân, câu nói này xét ra có ích. Nhưng này, chuyện ăn uống trong nhà đôi lúc có nhiều mắc mớ lắm. Người ta nói, ít mồm ít miệng thì tốt lành cho cả hai, còn om sòm không có lợi. Đừng để đến khi "tại anh tại ả, tại cả đôi bên" thì...
- Chuyện đời mà, đâu có đơn giản. Thật ra nhiều lúc tôi cũng thương bà xã nhà tôi lắm, bởi vì làm bạn với nhau từ thuở hàn vi. Thế nhưng đôi lúc mình cũng giận vợ mình kể kh̀ông hết.
- Những khi gặp mắc mớ đó, theo tôi, chúng ta nên nhớ tới câu hát "giận thì giận, mà thương thì thương", chắc hẳn là thuốc tiên giúp thêm tỉnh trí. Kìa, xe của thằng con tôi vừa đến. Hình như hôm nay nó có thêm thằng bạn.
- Trước lúc đến đây, tôi đã nghĩ rủ ông đi ăn sáng. Một ngày đẹp trời vừa tới lại hết gió hết mưa, bây giờ ngồi bên hiên một nhà hàng quen thuộc để ngắm trời ngắm đất thì thật tuyệt vời. Cảm ơn lời khuyên của ông đã giúp tôi hiểu ra nhiều. Bạn thân mến, đã đến giờ chúng ta nên đi ăn mừng một ngày mới vừa tới.
Khóm cây bên hiên nhà sáng sớm nay ướt đẫm bởi đợt mưa lớn đêm qua. Đứng bên cửa sổ và nhìn cảnh vật ngoài trời ảm đạm, ông Hậu cảm thấy trong lòng buồn tênh. Hai ngày trước, bầu trời còn xanh và có thêm vài cụm mây trắng. Ông Hậu 'châm' bình trà mới và tiếp chuyện ông bạn quí cũng ở dưới mái hiên này. Vậy mà chiều tối và đêm qua, đất trời bỗng nhiên đổi khác. Mưa mỗi lúc một nhiều và gió ào ào thổi từng đợt liên tiếp. "Vào tháng này những năm trước, đúng trong tuần mừng sinh nhật mình đâu có những cơn gió táp mưa sa đến mức này." Ông Hậu thầm nghĩ và không thể ngủ được phút nào trong đêm mưa gió. Những dự định về ngày đầu nghỉ hưu của ông dường như đứng khựng lại trong đêm gió mưa tơi bời này chăng?
Quá nửa đêm mưa vẫn không dứt và từng đợt mưa ướt lạnh làm ngôi nhà hai tầng và chiếc hiên nhỏ ướt sũng. Niềm vui chờ đợi mừng sinh nhật từ hai ngày trước đến lúc này có vẻ ít nhiều nguội lạnh. Ông Hậu hướng mắt nhìn tờ lịch trên tường. Ngày mai, ngày ông từng mong ước dậy sớm để tận hưởng niềm vui đặc biệt của riêng mình - "một lễ mừng sinh nhật và một ngày đầu hưởng hưu, chứ có phải chuyện thường đâu, phải không?" - ông Hậu tự hỏi và khẽ thở dài. Khi màn đêm nhạt dần và ngoài trời hửng sáng, những đợt gió giảm dần và mưa không còn nặng hạt; ông Hậu tìm chiếc áo ấm mặc thêm và thiếp dần trong tiếng mưa rơi nhẹ bên hiên nhà.
- Úi chừ! Hôm nay yêu đời qúa, có hoa và có rượu ngon trên bàn kia. Mới đứng ngoài thềm cửa nhìn vô đã thoáng thấy một cõi đời đầy hương sắc.
- Thì hôm nay đúng ngày sinh nhật và ngày được lãnh hưu, cũng phải 'hoa lá cành' một chút chớ. Phải không? - ông Hậu cười và ánh mắt vui - Vào đây, vào đây... Đời vui gặp được bạn hiền. Cả đêm qua mưa to gió lớn, vậy mà gần sáng trời đất bỗng xanh tươi trở lại.
- Bình bông này của ai tặng vậy?
- À, sáng sớm nay Út Hường chạy xe qua nhà, đem theo hoa và vài món đồ để nấu nướng. Bà Hậu nhà tôi cũng theo Út Hường đến nhà Hai Lụa rồi. Hẳn là ông biết, chồng con Lụa chạy xe tải xuyên bang, cách một hai tháng mới về thăm nhà một lần. Thì cũng là kiếm sống nuôi vợ nuôi hai đứa con thôi. Con Lụa nay lại mang bầu, sắp đến ngày sinh. Đúng vào khi tôi bận việc.
- Chúc mừng ông sắp có thêm cháu ngoại.
- Cảm ơn lời chúc. Nhưng này, hôm nay ở lại đây chung vui nhé.
- Sếp nơi tôi làm kể ra cũng là kẻ biết người biết ta, đôi khi xin nghỉ có lý do chẳng khó. Tuy nhiên, vài tháng nay tôi rất ít khi nghỉ làm. Thế mà bỗng dưng mấy bữa nay ăn uống thấy không hợp khẩu vị. Sáng nay 'bốc' phôn lên gọi đến sếp. Ông có biết việc gì xảy ra tiếp theo không? Ồ, biết ngay mà. Khác chi niềm vui cố nhân gặp được cố nhân! Thôi, khỏi ôm vai bắt tay làm chi nữa. Lẽ ra việc này phải cảm ơn bà xã của tôi và cám ơn vài chục lần món nấu có một không hai trong tuần qua mà tôi có dịp ăn thử.
- Sao vậy?
- Bà xã nhà tôi ưa món nào là cứ nấu hoài món đó. Khổ một nỗi là càng khen món nào ngon thì y rằng cả nhà hưởng trọn món đã nấu một tuần luôn! Mấy sắp nhỏ trong nhà bảo tôi, "Ba khỏe răng, ba rán sức ăn đỡ, ăn nhanh cho kỳ hết món này giúp chúng con, để nhà ăn qua món khác. Mà tôi thì ông biết rồi, cho dù món nào ngon tôi cũng không khi nào ăn nhiều.
- Người ta thường nói "ăn lấy thơm, lấy tho. Hơn là ăn lấy no, lấy béo." Hiện nay nhiều người sợ quá nặng cân, câu nói này xét ra có ích. Nhưng này, chuyện ăn uống trong nhà đôi lúc có nhiều mắc mớ lắm. Người ta nói, ít mồm ít miệng thì tốt lành cho cả hai, còn om sòm không có lợi. Đừng để đến khi "tại anh tại ả, tại cả đôi bên" thì...
- Chuyện đời mà, đâu có đơn giản. Thật ra nhiều lúc tôi cũng thương bà xã nhà tôi lắm, bởi vì làm bạn với nhau từ thuở hàn vi. Thế nhưng đôi lúc mình cũng giận vợ mình kể kh̀ông hết.
- Những khi gặp mắc mớ đó, theo tôi, chúng ta nên nhớ tới câu hát "giận thì giận, mà thương thì thương", chắc hẳn là thuốc tiên giúp thêm tỉnh trí. Kìa, xe của thằng con tôi vừa đến. Hình như hôm nay nó có thêm thằng bạn.
- Trước lúc đến đây, tôi đã nghĩ rủ ông đi ăn sáng. Một ngày đẹp trời vừa tới lại hết gió hết mưa, bây giờ ngồi bên hiên một nhà hàng quen thuộc để ngắm trời ngắm đất thì thật tuyệt vời. Cảm ơn lời khuyên của ông đã giúp tôi hiểu ra nhiều. Bạn thân mến, đã đến giờ chúng ta nên đi ăn mừng một ngày mới vừa tới.
Vân Võ Hoài Phương
(*) Cảnh Già (Thơ Nguyễn Khuyến)
Inga kommentarer:
Skicka en kommentar